Các thành phần bài thi và bước di chuyển Trượt_băng_nghệ_thuật

Mỗi thành phần trong bài thi đều nhận được điểm căn cứ vào điểm cơ bản và mức độ hoàn thành thành phần đó. Tổng điểm của các thành phần đó chính là điểm kĩ thuật (TES). Ở các cuộc thi, một chuyên gia kĩ thuật (technical specialist) xác định các thành phần và chỉ định độ khó của mỗi thành phần, với phạm vi từ Level B (Basic, cơ bản) đến Level 4 (khó nhất). Một ban giám khảo sẽ chấm mức độ hoàn thành mỗi thành phần, dao động từ - 5 đến + 5, dựa vào vận động viên đó thực hiện tốt/xấu như thế nào. Mức độ hoàn thành sẽ có sức nặng dựa vào điểm cơ bản của mỗi thành phần.[5]

ISU xác định rằng một cú ngã như là một sự mất kiểm soát khi thực hiện bài thi. Cú ngã đó có phần lớn trọng lượng cơ thể của vận động viên không được đặt trên lưỡi dao mà được hỗ trợ bởi tay, chân hoặc mông.

Các cú nhảy

Kí hiệu ISU:

Các cú nhảy

EuEuler
TToe loop
SSalchow
LoLoop
FFlip
LzLutz
AAxel

Các cú nhảy chính là cách vận động viên nhảy lên không trung, quay một hay nhiều vòng rồi đáp xuống mặt băng. Có rất nhiều cú nhảy, được xác định bởi cách vận động viên đó nhảy lên và/hoặc đáp xuống, cũng như số vòng quay trên không được hoàn thành.

Mỗi cú nhảy nhận được điểm tùy theo điểm cơ bản và mức độ hoàn thành thành phần (GOE) đó. Chất lượng hoàn thành, kĩ thuật, độ cao, tốc độ, độ mượt mà và độ bao phủ mặt băng là các tiêu chí để chấm điểm. Một cú nhảy thiếu vòng (under-rotated jump) (kí hiệu <) có nghĩa là "thiếu ¼ vòng, nhưng ít hơn ½ vòng" và nhận 70% điểm cơ bản. Một cú nhảy hạ cấp (downgraded jump) (kí hiệu <<) có nghĩa là "thiếu ½ vòng hay nhiều hơn". Một cú nhảy hạ cấp ba vòng được xem như là một cú nhảy hai vòng, trong một cú nhảy hạ cấp hai vòng được xem như là cú nhảy một vòng.

Không rõ cạnh lưỡi trượt là việc vận động viên đáp xuống đất với cạnh lưỡi trượt không đủ nghiêng sâu sau khi thực hiện một cú nhảy. Sai cạnh lưỡi trượt là việc vận động viên đó đáp xuống ở sai cạnh sau khi thực hiện cú nhảy. Phần rãnh nằm ở phần dưới của lưỡi dao, tạo ra hai cạnh lưỡi trượt, trong và ngoài. Cạnh trong của lưỡi trượt ở gần người trượt nhất, còn cạnh ngoài lại ở xa người trượt nhất, và cạnh phẳng (flat edge) đề cập đến việc người trượt trượt trên hai cạnh cùng lúc là điều không được khuyến khích. Không rõ cạnh có kí hiệu là '!', còn sai cạnh lưỡi trượt có kí hiệu là 'e'. Chúng ảnh hưởng đến điểm cơ bản và/hoặc GOE. Khi nhảy sai cú Flip, người ta gọi đó là Lip, và khi nhảy sai cú Lutz, người ta gọi đó là cú Flutz.

Vào năm 1982, ISU ban hành một luật rằng, một vận động viên có thể trình diễn mỗi loại cú nhảy ba vòng chỉ một lần trong một bài thi, hoặc hai lần nếu chúng kết hợp thành một tổ hợp cú nhảy hoặc chuỗi cú nhảy. Trong chuỗi cú nhảy thì mỗi cú nhảy thành phần trong nó phải được thực hiện liên tiếp bằng cạnh đã đáp xuống trước đó, trong đó không có bước di chuyển chân, bước đổi hướng hay thay đổi cạnh lưỡi trượt giữa các cú nhảy. Cú nhảy Toe loop và Loop thường được biểu diễn ở nửa sau bài thi hay ở cú nhảy thứ ba của nửa sau bài thi vì chúng được đáp xuống bằng cạnh ngoài đằng sau của chân đáp xuống, hay chân trượt. Để trình diễn cú nhảy Salchow hay Flip ở cú nhảy cuối cùng trong một tổ hợp, cú nhảy Euler có thể được dùng để kết nối cú nhảy thứ nhất với cú nhảy thứ ba (là Flip hay Salchow) trong tổ hợp đó. Ngược lại, chuỗi cú nhảy là một bộ cú nhảy được nối tiếp bằng các cú nhảy không có trong bảng điểm hoặc các bước di chuyển. Chuỗi cú nhảy như vậy có giá trị là 80% điểm tổng của các cú nhảy được thực hiện.

Vận động viên trượt băng nghệ thuật chỉ cần nhảy theo một hướng nhất định, cho dù là cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ. Hầu hết các vận động viên đều nhảy ngược chiều kim đồng hồ. Vì thế, tất cả các cú nhảy đều được hướng dẫn theo hướng ngược chiều kim đồng hồ cho các vận động viên.

Có 7 cú nhảy được xem như là các thành phần của bài thi. Tất cả được đáp xuống bằng cạnh ngoài đằng sau (với chiều xoay là ngược chiều kim đồng hồ, cho cú nhảy một hay nhiều vòng), nhưng sẽ có những kiểu dậm nhảy khác nhau, có thể phân biệt được. Có hai loại cú nhảy, đó là cú nhảy bằng cạnh lưỡi trượt và cú nhảy bằng mũi lưỡi trượt. Ở bảng trên, độ khó của các cú nhảy sẽ tăng dần theo chiều đi xuống.

Số vòng quay của cú nhảy được biểu diễn trong không trung theo thứ tự là một vòng (single), hai vòng (double), ba vòng (triple), bốn vòng (quadruple hay quad). Cú nhảy đơn giản nhất là Waltz có thể thực hiện trong nửa vòng, nên sẽ không xếp vào cú nhảy một, hai, ba hay bốn vòng. Ở hạng mục người lớn, vận động viên nam thường biểu diễn các cú nhảy ba hay bốn vòng trong một cuộc thi. Các cú nhảy ba vòng và hai vòng Axel thường do các vận động viên nữ thực hiện. Rất ít vận động viên nữ thuộc hạng mục này có thể biểu diễn các cú nhảy bốn vòng. Mới chỉ có hai vận động viên nữ, Miki Ando đã thực hiện thành công cú nhảy bốn vòng Salchow vào tháng 12 - 2002, và Alexandra Trusova, người đã đáp xuống cú bốn vòng Toe loop (và cú Salchow thứ hai) vào tháng 3 - 2018. Cả hai vận động viên nữ này đều ở hạng mục thiếu niên. Alexandra Trusova là vận động viên nữ đầu tiên đáp xuống hai cú nhảy bốn vòng trong một cuộc thi, cú nhảy bốn vòng Salchow và cú bốn vòng Toe loop. Cô mới chỉ 13 tuổi vào lúc đó.

Một số vận động viên ưu tú có thể hoàn thành một cú nhảy chỉ trong vòng một giây (hoặc ít hơn), với độ cao là 26 inch (khoảng 0,66 m), độ dài là 10 feet (khoảng 3,05 m)[cần dẫn nguồn]. Tốc độ dậm nhảy của một cú nhảy có thể lên tới 15 mph[cần dẫn nguồn].

Cú nhảy bằng mũi lưỡi trượt

Cú nhảy bằng mũi lưỡi trượt được thực hiện bằng cách đập mũi lưỡi trượt của một chiếc giày vào mặt băng, và sử dụng lực đập đó để nhảy lên trong không trung cùng chân bên cạnh. Các cú nhảy bằng mũi lưỡi trượt là (theo thứ tự điểm số):

  1. Toe loop
  2. Flip
  3. Lutz

Cú nhảy bằng cạnh lưỡi trượt

Cú nhảy bằng cạnh lưỡi trượt thì không có sự trợ giúp của mũi lưỡi trượt, và bao gồm các cú nhảy sau:

  1. Salchow
  2. Loop
  3. Axel

Các cú nhảy khác

Ngoài các cú nhảy chính trên thì còn các cú nhảy khác thường được trình diễn như cú nhảy một vòng, và trong hạng mục Elite Skating (tạm dịch: Trượt băng Ưu tú), các vận động viên sử dụng các cú nhảy đó như các bước di chuyển hoặc điểm nhấn trong chuỗi bước di chuyển chân. Những cú nhảy đó là: nửa vòng Toe loop (cú nhảy ballet), nửa vòng Loop, nửa vòng Flip, inside Axel, Axel một chân, và cú nhảy Split.

Có hai loại cú nhảy Split:

  • Cú nhảy Split kiểu Nga.
  • Cú nhảy Split nữ.

Các cú xoay

Các cú xoay là một trong những thành phần của mỗi bài thi trong các hạng mục Olympic. Có ba kiểu xoay cơ bản với rất nhiều các biến thể khác nhau:

  • Cú xoay Upright với các biến thể là layback, biellmann, haircutter, layover, layback, attitude và pearl.
  • Cú xoay Sit với các biến thể là pancake, broken leg, tuck behind, cannonball, flying và clam.
  • Cú xoay Camel với các biến thể là catch-foot, layover, flying và donut.

Các cú xoay có thể biểu diễn riêng hoặc nằm trong chuỗi cú xoay kết hợp có đầy đủ các kiểu cú xoay; chuỗi cú xoay kết hợp còn được gọi là "chuỗi cú xoay".

Vận động viên trượt băng nghệ thuật phải xoay theo một hướng, có thể là theo chiều kim đồng hồ hay ngược lại. Đa số các vận động viên thường xoay ngược chiều kim đồng hồ, còn số khác thì ngược lại. Một số ít vận động viên có thể xoay theo cả hai hướng. Cú xoay có thể biểu diễn bằng cả hai chân.

Khi biểu diễn một số cú xoay, những vận động viên chuyên nghiệp có thể hoàn thành nó với 6 vòng/giây, và có thể lên tới 70 vòng trong cú xoay đơn. Nhưng điều này rất ít thấy trong các cuộc thi ngày nay vì điều này không giúp cho cú xoay có thêm điểm.

Một cú xoay có thể thực hiện ngay sau cú nhảy (hay một chuỗi cú nhảy) hoặc không. Những cú xoay thực hiện ngay sau một cú nhảy (hoặc chuỗi cú nhảy) gọi là cú xoay flying; chúng bao gồm flying camel, flying sit spin, death drop, và butterfly spin. Cú xoay flying có thể được thực hiện như là một phần của tổ hợp cú xoay.

Trong hạng mục đôi, cú xoay có thể biểu diễn đồng thời bởi cả hai vận động viên với cách thực hiện giống nhau. Ngoài ra, hạng mục đôi và khiêu vũ trên băng còn có pair spins và dance spins, trong đó cả hai vận động viên đều ở sát nhau và xoay cùng một trục.

Cú nâng người

Cú nâng người là thành phần cần thiết trong bài thi của hạng mục trượt băng đôi và khiêu vũ trên băng.

Nâng người cặp đôi

Đại đa số cú nâng người được thực hiện quá đầu. Theo luật của ISU cho những cuộc thi của người lớn, vận động viên nam cần xoay nhiều hơn 1 vòng và ít hơn 3,5 vòng. Trong những cuộc thi, cú nâng người cần phải di chuyển ở trên băng để tính điểm kĩ thuật. Cú xoay nâng người cố định sẽ có trong chuỗi các bước biên đạo (choreographic sequences).

Giám khảo sẽ nhìn vào tốc độ, độ ba phủ mặt băng, chất lượng tư thế của vận động viên nữ, cách đổi tư thế, sự ổn định và sạch sẽ của vận động viên nam. Các vận động viên có thể tăng điểm số của mình bằng cách thực hiện những động tác khó khi bắt đầu và khi kết thúc. Độ khó sẽ thể hiện qua một Level nhất định. Level càng cao thì vận động viên càng nhận được nhiều điểm.

Nhảy nâng người là một kiểu đôi nâng người. Vận động viên được nâng sẽ phải xoay trong không trung, và sẽ được đỡ bởi bạn nhảy. Vận động viên nam đỡ phần eo của vận động viên nữ, và vận động viên nữ đáp xuống bằng cạnh trong đằng sau. Một số đôi sẽ thực hiện thêm cú Split trước khi nhảy nâng người. Nếu chân của vận động viên tạo ra một góc 45° so với trục cơ thể và nó thẳng/gần như thẳng thì đây là một cú nâng người khó trong bài thi. Điểm số sẽ tăng hay giảm tùy vào độ cao, các bước di chuyển của cú nhảy nâng người, tốc độ quay, ..v..v. Đây là thành phần được xếp Level.

Liên quan

Trượt băng nghệ thuật Trượt ván Trượt băng nghệ thuật tại Thế vận hội Mùa đông 2018 - Nội dung đồng đội Trượt băng Trượt tuyết Trượt băng nghệ thuật tại Thế vận hội Mùa đông 2018 Trượt tuyết đổ đèo tại Thế vận hội Mùa đông 2018 Trượt băng tốc độ tại Thế vận hội Mùa đông 2018 Trượt băng tốc độ cự ly ngắn tại Thế vận hội Mùa đông 2018 Trượt tuyết băng đồng tại Thế vận hội Mùa đông 2018

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trượt_băng_nghệ_thuật http://www.sochi2014.com/en/figure-skating-about http://www.usatoday.com/sports/olympics/2011-03-15... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://d-nb.info/gnd/4129740-4 http://id.ndl.go.jp/auth/ndlna/00935663 http://www.isu.org http://www.olympic.org/uk/sports/programme/equipme... http://www.worldskatingmuseum.org/ https://www.nytimes.com/2009/06/23/science/23skate... https://web.archive.org/web/20090312032131/http://...